789 club game bài đổi thưởng | Cổng Game Bài Đổi Thưởng Uy Tín

Trung tâm 789 club game bài đổi thưởng
Thứ Ba, 09/07/2024
Tham gia 789 club game bài đổi thưởng và nhận ngay tiền thưởng 150K, thưởng 100% cho lần gửi tiền đầu tiên, 8,6 tỷ cược miễn phí và hoàn tiền 3%.

Triển lãm trực tuyến “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”

Thứ năm, 13/10/2022 475 lượt xem

Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 thực hiện, diễn ra từ ngày 01/9/2022

Link của triển lãm: //ltqg3.luutru.jjttf.com/quockyquocca/

       Gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa dân tộc.
       Nhằm tiếp tục lưu giữ và làm lan tỏa những hình ảnh, câu chuyện ý nghĩa tôn vinh những giá trị lịch sử văn hóa từ các biểu tượng thiêng liêng gắn với những chặng đường vinh quang của dân tộc Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức Triển lãm trực tuyến: Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam. 

       Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, câu chuyện được lựa chọn từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia III và một số tài liệu do gia đình Họa sĩ Bùi Trang Chước, gia đình Nhạc sĩ Văn Cao, Nhà lưu niệm Nguyễn Hữu Tiến và các cơ quan văn hóa, các Bảo tàng cung cấp. Triển lãm gồm các nội dung:
       Phần I. Quốc kỳ - Cờ đỏ sao vàng: Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc Việt Nam giới thiệu những tài liệu, hình ảnh, câu chuyện về sự ra đời của Quốc kỳ Việt Nam: từ khi lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ, Cờ đỏ sao vàng như ngọn đuốc dẫn đường cho các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Hình thức Quốc kỳ Việt Nam được ấn định năm 1945, chỉnh sửa năm 1956 và được sử dụng đến ngày nay, vẫn luôn là biểu tượng yêu mến, trân quý của mỗi người dân Việt.
       Phần II. Quốc ca: Giai điệu thiêng liêng, tự hào, giới thiệu hình ảnh về bản thảo Quốc ca Việt Nam, về sự lựa chọn, sử dụng một số từ ngữ trong Quốc ca Việt Nam năm 1956... hình ảnh về Nhạc sỹ Văn Cao, lưu bút của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viếng nhạc sỹ Văn Cao năm 1993... tái hiện về sự ra đời và ý nghĩa của bài hát Tiến Quân ca (Quốc ca Việt Nam). Từ khi ra đời, bài hát đã trở thành bài ca cổ vũ tinh thần, nhiệt huyết và lòng yêu nước của bộ đội, nhân dân Việt Nam cùng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, trở thành hành khúc của nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
       Phần III. Quốc huy: Biểu tượng nhà nước Việt Nam, với các bản phác thảo mẫu quốc huy của cố họa sỹ Bùi Trang Chước; Sắc lệnh ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Quốc huy trên một số văn bản, giấy tờ hành chính... đặc biệt, hình ảnh Quốc huy trên các tòa nhà của các cơ quan hành chính Việt Nam, trên viên gạch ở đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa... đã tái hiện phần nào câu chuyện ra đời, ý nghĩa của Quốc huy Việt Nam. Với sự hài hòa của những chi tiết, hình ảnh, màu sắc đậm chất dân tộc, Quốc huy là huy hiệu đặc trưng, nhận diện Việt Nam, là biểu tượng mang đậm ý nghĩa chính trị, văn hóa dân tộc: biểu tượng nhà nước Việt Nam.
        Phần IV. Tự hào Việt Nam.
       Sự đồng hành của các biểu tượng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của nhà nước và nhân dân Việt Nam, vừa gần gũi, thân thiết, vừa thiêng liêng gắn bó, và luôn được trân quý như khắc sâu hơn nữa niềm tự hào, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc. Việt Nam sánh vai cùng bè bạn quốc tế và vững tin cho một tương lai tươi sáng. 
       Triển lãm diễn ra từ ngày 01/9/2022 tại Link:
//ltqg3.luutru.jjttf.com/quockyquocca/

Một số tài liệu, hình ảnh từ Triển lãm:

   789 club game bài đổi thưởng  789 club game bài đổi thưởng

 

 

                                                     Sắc lệnh số 5-SL ngày 05/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam, Phụ lục mẫu Quốc kỳ kèm theo Sắc lệnh.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 01, tờ 5,6.

 

 

Quốc kỳ được Quốc hội thông qua năm 1955.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Quốc hội, hồ sơ 15, tờ 04.

Bản thảo bài “Tiến quân ca” của Nhạc sĩ Văn Cao.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 590, tờ 3.

 

Bản in Quốc ca Việt Nam, năm 1956.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 2, hồ sơ 590, tờ 5.

 

Phác thảo mẫu Quốc huy của Họa sĩ Bùi Trang Chước tham gia dự thi sáng tác Quốc huy Việt Nam.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Khối tài liệu cá nhân Họa sĩ Bùi Trang Chước.

 

Sắc lệnh số 254-SL ngày 14/01/1956 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa v/v ban bố mẫu Quốc huy Việt Nam.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 1, hồ sơ 16, tờ 01.

 

Thiên Lý (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Liên kết website
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
105464

Trực tuyến: 3

Hôm nay: 26